Giá dầu duy trì đà tăng khi căng thẳng tại Trung Đông leo thang

Kết thúc ngày giao dịch 22/2, giá dầu ghi nhận phiên tăng thứ hai liên tiếp trong bối cảnh căng thẳng địa chính tại Trung Đông tiếp tục leo thang. Ngoài ra, tồn kho dầu thương mại của Mỹ tăng ít hơn dự kiến trong tuần trước, cũng góp phần hỗ trợ giá.

Năng lượng

Kết thúc ngày giao dịch 22/2, giá dầu ghi nhận phiên tăng thứ hai liên tiếp trong bối cảnh căng thẳng địa chính tại Trung Đông tiếp tục leo thang. Ngoài ra, tồn kho dầu thương mại của Mỹ tăng ít hơn dự kiến trong tuần trước, cũng góp phần hỗ trợ giá.

Chốt phiên, giá dầu WTI tăng 0,9% lên 78,61 USD/thùng. Dầu Brent tăng 0,77% lên 83,67 USD/thùng.

Lực lượng Houthi liên kết với Iran ở Yemen đã nhận trách nhiệm về hành động không kích vào một tàu chở hàng thuộc sở hữu của Anh và một tàu khu trục khác của Mỹ. Trong khi đó, người phát ngôn của nhóm phiến quân này cho biết Houthi sẽ còn leo thang hơn nữa căng thẳng tại Biển Đỏ và các vùng biển khác. Tình hình bất ổn địa chính trị tại Trung Đông ngày càng trở nên nghiêm trọng sẽ khiến cho nguy cơ nguồn cung trong khu vực bị gián đoạn cao hơn, đây là động lực chính thúc đẩy lực mua trên thị trường dầu.

Đà tăng của giá cũng được củng cố sau báo cáo tuần của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA). Theo báo cáo, tồn kho dầu thương mại của Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 16/2 tăng 3,5 triệu thùng, thấp hơn nhiều so với công bố tăng hơn 7 triệu thùng của Viện Dầu khí Mỹ (API) và dự báo của giới phân tích. Tồn kho xăng giảm 293.000 thùng, trái ngược với mức tăng 415.000 thùng theo số liệu của API. Tồn kho nhiên liệu chưng cất giảm 4 triệu thùng, giảm mạnh hơn nhiều so với mức giảm 2,9 triệu thùng của API và dự đoán giảm 1,7 triệu thùng của thị trường. Nhu cầu dầu thô tại Mỹ có sự cải thiện, là yếu tố tác động tích cực đến giá dầu.

Ngoài ra, loạt dữ liệu kinh tế hôm qua của Mỹ đang góp phần củng cố kịch bản hạ cánh mềm của nền kinh tế lớn nhất thế giới, cũng cho thấy triển vọng lạc quan về nhu cầu năng lượng. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 17/2 giảm xuống mức thấp nhất trong 1 tháng. Chỉ số quản lý mua hàng (PMI) sản xuất sơ bộ tháng 2/2024 đạt mức cao nhất kể từ tháng 9/2022. Doanh số bán nhà hiện tại tháng 1 tăng tháng thứ ba liên tiếp.

Thêm vào yếu tố hỗ trợ giá, nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ trong tháng 1 đã tăng lên mức cao nhất trong 21 tháng, do nhu cầu hoạt động công nghiệp mạnh mẽ tại quốc gia nhập khẩu và tiêu thụ dầu lớn thứ ba thế giới. Cụ thể, dữ liệu từ Tổ chức Phân tích và Kế hoạch Dầu khí (PPAC) cho thấy nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ trong tháng 1 đạt 21,39 triệu tấn, tăng 9,5% so với tháng trước và tăng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nông sản

Kết phiên 22/2, các mặt hàng nông sản diễn biến khá tương đồng với phiên trước đó, khi sắc đỏ tiếp tục chiếm thế áp đảo với 4/5 mặt hàng ghi nhận giảm giá. Lúa mì là mặt hàng duy nhất tăng giá, nhưng thị trường vẫn biến động giằng co và giá đóng cửa gần như không thay đổi so với mốc tham chiếu. Trong khi đó, triển vọng thời tiết tích cực tại Argentina là yếu tố chính đã đè nặng lên giá ngô và nhóm họ đậu, khiến các mặt hàng này sụt giảm hơn 1% vào hôm qua.
 
Cụ thể, theo Sở Giao dịch Ngũ cốc Buenos Aires (BAGE), vùng đồng bằng Pampas của Argentina dự kiến sẽ có mưa trong những ngày tới, đặc biệt là phía bắc. Với khu vực phía nam Pampas, mưa cũng có thể xuất hiện nhưng sẽ không quá lớn. Sau khi bị ảnh hưởng bởi nắng nóng trong giai đoạn cuối tháng 1 và đầu tháng 2, lượng mưa tốt sẽ giúp vụ mùa ngô và đậu tương tại Argentina phục hồi trở lại và duy trì tiềm năng năng suất.
 
Giá đậu tương kỳ hạn tháng 5 đã phá vỡ vùng giá hỗ trợ 1160, đồng thời chạm xuống mốc thấp nhất kể từ khi hợp đồng này được giao dịch. Sở Giao dịch Ngũ cốc Rosario (BCR) mới đây vừa hạ ước tính sản lượng đậu tương niên vụ 2023/24 của Argentina xuống còn 49,5 triệu tấn, từ mức 52 triệu tấn do ảnh hưởng của đợt nắng nóng gần đây. Mặc dù vậy, con số này vẫn cải thiện đáng kể so với mức 25 triệu tấn trong niên vụ trước và mức trung bình 5 năm lịch sử là 43,8 triệu tấn. Do đó, quy mô vụ thu hoạch đậu tương năm nay của Argentina nhìn chung vẫn khá tích cực, góp phần xoa dịu lo ngại của thị trường về thiếu hụt nguồn cung tại Nam Mỹ và gây áp lực đến giá.
 
Đối với lúa mìlo ngại về tình hình nguồn cung tại châu Âu đã giúp phe mua có phần chiếm ưu thế. Trong báo cáo mới nhất, Refinitiv đã hạ báo sản lượng lúa mì của Anh và EU xuống còn 142,3 triệu tấn, giảm 1% so với ước tính trước đó do sản lượng tại Pháp, nhà cung cấp ngũ cốc lớn nhất châu Âu, thấp hơn so với dự kiến. Lúa mì tại Pháp đã bị ảnh hưởng bởi mưa lớn trong giai đoạn gieo trồng, khiến tốc độ mùa vụ bị trì hoãn đáng kể.
09:00
Về thương mại, APK-Inform cho biết xuất khẩu lúa mì từ EU sang Trung Quốc trong năm 2023 chỉ đạt mức 824.000 tấn, giảm 47% so với năm 2022. Triển vọng nguồn cung thấp hơn từ EU là yếu tố đã góp phần hỗ trợ thị trường.

Nguyên liệu công nghiệp

Kết thúc phiên giao dịch 22/2, giá Arabica giảm  2,63%, giá Robusta đánh mất 2,01%. Những tín hiệu tích cực từ phía nguồn cung, kết hợp với tỷ giá USD/BRL tăng đã tạo áp lực kép lên giá cà phê.

Triển vọng mùa vụ cà phê 24/25 tại Brazil tiếp tục củng cố nguồn cung trên thị trường. Hãng tư vấn StoneX nâng dự báo sản lượng cà phê năm 2024 của Brazil lên 67 triệu bao, tăng 4,2% so với năm 2023. Trước đó, hợp tác xã Cooxupe cũng kỳ vọng sản lượng tại Minas Gerais, bang gieo trồng cà phê chính của Brazil đạt 5,5 triệu bao, vượt mức 5,3 triệu bao trong niên vụ trước.

Cùng với đó, đồng Real nội địa của Brazil giảm mạnh trong phiên hôm qua đã đẩy tỷ giá USD/BRL tăng 0,5% và kích thích nhu cầu bán cà phê của nông dân Brazil.

Với Robusta, thị trường quay về phản ứng với số liệu xuất khẩu lớn trong tháng 1 của Việt Nam đã khiến giá mất đà tăng. Theo Tổng Cục Hải quan, trong tháng 1/2024, nước ta đã xuất đi 238.266 tấn cà phê, tăng lần lượt 67,4% và 14,8% so với tháng 1/2023 và tháng 12/2023, bất chấp lo ngại chuỗi cung ứng cà phê từ Châu Á bị gián đoạn trên Biển Đỏ. Tồn kho Robusta trên sở ICE kết phiên 21/2 cũng bất ngờ đảo chiều tăng 1.490 bao loại 60kg, nâng tổng lượng cà phê lưu trữ lên mức 21.070 bao. Điều này đã góp phần hạ nhiệt lo ngại về nguồn cung trên thị trường.

Giá bông tiếp tục được củng cố với mức tăng 1,32% nhờ lực kéo từ giá dầu thô. Giá dầu thô  tăng % trong phiên hôm qua, khiến cho Polyester, chất thay thế chính của bông trở nên đắt đỏ hơn. Điều này đã thúc đẩy lực mua dần dịch chuyển sang bông tự nhiên và kéo giá đi lên.

Giá đường 11 quay đầu giảm nhẹ 0,49% trước triển vọng nguồn cung tại Ấn Độ. Chính phủ Ấn Độ cho biết, họ không có kế hoạch cho phép các nhà máy chuyển hướng sản xuất ethanol nhiều hơn từ mía. Đồng nghĩa, nguyên liệu đầu vào để sản xuất đường được mở rộng và sản lượng đường có khả năng gia tăng thời gian tới.

Giá dầu cọ thô đánh mất 0,62% khi nhu cầu đi xuống. Nhà khảo sát Intertek testing Services ước tính lượng dầu cọ xuất khẩu của Malaysia trong 20 ngày đầu tháng 2 giảm gần 18,3% so với cùng kỳ tháng trước.

Kim loại

Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/2, bảng giá kim loại tiếp tục cho thấy những diễn biến phân hoá. Đối với nhóm kim loại quý, trong khi giá bạc giảm 0,39% xuống 22,78 USD/ounce thì bạch kim tăng 1,79% lên 905,5 USD/ounce. Bạc vẫn là kim loại chịu sức ép mạnh mẽ nhất bởi kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ không sớm hạ lãi suất như thị trường mong đợi, nhất là sau hàng loạt dữ liệu kinh tế tích cực công bố vào tối qua.

Trong tuần kết thúc vào ngày 17/2, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ đạt 201.000 đơn, thấp hơn 16.000 đơn so với dự báo của các chuyên gia kinh tế và mức 213.000 được điều chỉnh tăng của tuần kết thúc ngày 10/2. Đây cũng là tuần đánh dấu số lượng người nộp đơn xin thất nghiệp thấp nhất tại Mỹ trong vòng 1 tháng trở lại đây. Ngoài ra, theo báo cáo sơ bộ của S&P Global, hoạt động sản xuất và dịch vụ của Mỹ tiếp tục mở rộng trong tháng 2. Cụ thể, chỉ số quản lý mua hàng (PMI) sản xuất sơ bộ tháng 2/2024 của Mỹ đạt 51,5 điểm, cao nhất kể từ tháng 9/2022, được thúc đẩy bởi sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm đều tăng mạnh.

Thị trường lao động tại Mỹ vẫn khá mạnh mẽ, đã củng cố cho kỳ vọng lãi suất cao tiếp tục được duy trì trong thời gian dài hơn. Đồng USD rút chân phục hồi về cuối phiên, cùng với lợi suất trái phiếu Mỹ 10 năm đạt mức cao nhất kể từ cuối tháng 11/2023, đã tạo sức ép cho giá bạc trong phiên.

Trái lại, giá bạch kim tăng cao chủ yếu do sự cắt giảm việc làm và tình hình sản xuất của nhà sản xuất bạch kim lớn nhất thế giới Anglo American sau khi lợi nhuận công ty giảm mạnh 71% trong năm ngoái, có thể kéo nguồn cung suy giảm trong tương lai.

Đối với nhóm kim loại cơ bản, giá đồng COMEX ghi nhận phiên tăng giá thứ 5 liên tiếp, khi tăng 0,57% lên 3,89 USD/ounce. Đáng chú ý, giá nickel LME tiếp tục tăng mạnh 2,73%. Nguyên nhân chủ yếu là do sự lo ngại của thị trường đối với các lệnh trừng phạt sắp tới mà Mỹ áp dụng lên Nga, trong đó có một số mặt hàng kim loại có khả năng ảnh hưởng bao gồm nhôm, đồng và nickel. Trước đó, vào tháng 12, nước Anh đã chặn các cá nhân và thực thể tại Anh giao dịch các kim loại trên từ Nga. Vào thời điểm đó, Anh cũng gợi ý về khả năng phối hợp hành động với các đối tác quốc tế. Rủi ro về nguồn cung có thể gián đoạn đã liên tục thúc đẩy giá đồng trong các phiên qua.

Đối với quặng sắt, giá lấy lại đà phục hồi với mức tăng 0,51% lên 119,68 USD/tấn trong bối cảnh một số cảng quặng sắt và LNG của Úc được cảnh báo về lốc xoáy, trong đó cảng Dampier, nơi chủ yếu vận chuyển quặng sắt từ Rio Tinto cũng bị ảnh hưởng và gây ra sự gián đoạn nguồn cung cục bộ.